Theo các nhà phong thủy, Việt Nam là nơi sinh ra nhiều hiền tài, có địa thế phong thủy Rồng cuộn Hổ chầu, núi sau sông trước. Đặc biệt, trên lãnh thổ nước Việt có khá nhiều huyệt đạo linh thiêng, được cho là nơi giao hòa đất trời, đem lại vượng khí cho quốc gia, trấn quốc phục hưng, mang lại sự thanh bình cho đời sống tâm linh người Việt. Trong đó có vùng đất địa linh Phượng Hoàng – nơi thờ phụng Tổ Tiên Vua Hùng 4000 năm lịch sử.
Vùng đất địa linh trong truyền thuyết
Tọa lạc trên đỉnh thiêng của dãy núi Phượng Hoàng, tinh hoa kiến trúc khu quần thể Đền Hùng công trình kiến trúc tâm linh được phục dựng dựa theo đền Hùng Phú Thọ hàng trăm năm tuổi, mang dấu ấn, linh thiêng, huyền hoặc giữa mây trời, núi non. Lên chốn non cao chiêm bái công trình kỳ vĩ đó, với nhiều người, là hành trình vô cùng ý nghĩa trong đời.
Tựa như sinh ra bởi đại ngàn, quần thể văn hóa kiến trúc tâm linh tại Tea Resort Prenn uy nghiêm giữa đất trời, lẫn trong mây trắng và sương núi khiến bất cứ ai cũng trầm trồ thán phục mỗi lần đặt chân đến. Không thể thiếu nhau hành hương qua từng bậc thang, rừng trúc về phía đền Thượng, nơi tiếng chuông “nguồn cội” cất tiếng ngân vang đón chờ con cháu tụ về mỗi dịp Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 03 Âm lịch hàng năm.
Giổ Tổ Hùng Vương – Trăm họ một nhà
Tín ngưỡng Hùng Vương, nói cho cùng là một hệ ý thức đến với người dân trên đôi cánh của huyền thoại, giá trị lớn nhất mang lại chính là sự gắn kết của Quốc gia, là nguồn lực vô tận cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn.
Xuyên qua man mác khói mây huyền thoại mấy ngàn năm, mỗi người con đất Việt hành hương về Đất Tổ hôm nay như vẫn thấy hình ảnh các Vua Hùng cùng thần dân cày ruộng, đi săn. Trong lớp lớp đàn chim Lạc sải cánh bay về đậu lên mặt trống đồng, lịch sử đã khắc ghi công lao các Vua Hùng đời nối đời dựng nên nhà nước Văn Lang của người Việt cổ. Trải mấy ngàn năm vật đổi sao dời, mỗi tấc đất, ngọn cây dưới chân, mỗi bậc đá thềm mây trên đền Trung, đền Thượng đã thấm đẫm huyền thoại về đạo lý cội nguồn.
54 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S này, dù là Kinh hay Thượng, dù ở miền ngược hay miền xuôi, đều là con một mẹ, là cây một cội, là hoa một cành. Dù ở trong nước hay ngoài nước, người Việt Nam vẫn luôn nhớ mình có chung một ngày Giỗ Tổ. Tìm về non thiêng Phượng Hoàng là tìm về giá trị của tinh thần đại đoàn kết toàn dân – yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.
Trong hoạt động tâm linh trọng đại này, Giỗ Tổ Hùng Vương – “Linh Thiêng Quốc Tổ” diễn ra trong 2 ngày từ 28/04 – 29/04/2023 với các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức như Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử, Thi đấu cơ tướng, phiên chợ quê … Các hoạt động nghệ thuật như Triễn lãm thư pháp, viết câu đối cầu chúc tương lai vẹn tròn như ý cũng là chất xúc tác giúp sợi dây ấy thêm bền chặt, kéo gần khoảng cách giữa ngườ i với người.
Bốn nghìn năm sức mạnh Việt Nam còn là những dấu ấn không thể phai mờ của những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Với niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội, đắm mình trong câu chuyện văn hóa trải dài ngàn năm của dân tộc, Giổ Tổ Hùng Vương chính là bảo chứng thiêng liêng không thể thiếu kết nối những huyền thoại vùng đất Tổ và đồng bào khắp năm châu bốn bể cũng là yếu tố nền tảng để hướng con người vươn tới Chân – Thiện – Mỹ muôn đời.
Nguồn: vietnamtraveller.com.vn